Gửi bởi: Admin Ngày: 29/11/2018 10:53:am Lượt xem: 1343
Quyết định đánh thuế 25% đối với thép từ mọi khu vực vào Mỹ có hiệu lực từ tháng 5/2018 đã làm tăng khó khăn cho ngành thép Việt Nam. Trong khi đó, các đơn hàng lớn từ EU và Mỹ đang tìm đến doanh nghiệp nhựa Việt và giá nguyên liệu nhựa đã giảm 20% so với đầu năm.
Đây là những chia sẻ của các đại diện đến từ doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép và sản xuất nhựa có xuất khẩu tại Hội thảo “ Chiến tranh thương mại : Tương lai của doanh nghiệp sản xuất?” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp cùng Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam tổ chức cuối tuần qua.
Doanh nghiệp thép tạo ra sản phẩm khác biệt và tìm thị trường mới
Thép là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh thương mại, cụ thể là chịu ảnh hưởng từ mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Mỹ, cho phép Tổng thống Mỹ có thể áp dựng biện pháp hạn chế đối với hàng nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia mà không cần có sự chấp thuận của Quốc hội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ, quyết định trên đã có hiệu lực từ tháng 5/2018. Việt Nam là một trong những nước chịu mức thuế suất này.
Sau khi quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ có hiệu lực, giá thép vào Mỹ đã tăng trên 50% qua đó có lợi cho các nhà sản xuất thép và ảnh hưởng tiêu cực cho các ngành sử dụng thép tại Mỹ.
Đối với thép của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ bất lợi do Chính phủ Mỹ có những nghi vấn, điều tra một số sản phẩm thép mạ màu của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Vì vậy, thép Việt Nam có khả năng bị áp mức thuế chống bán giá 150%.
Liên minh châu Âu, Malaysia, Canada cũng đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Trong thời gian tạm thời 120 ngày, Malaysia đã áp mức thuế 15% lên thép màu Việt Nam. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu từ Trung Quốc. Điều này cho thấy, các nước đang gia tăng bảo hộ hàng thép sản xuất trong nước.
Trong khi đó, Trung Quốc có những chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất hạ giá thép như biên lợi nhuận các nhà sản xuất thép Trung Quốc còn dư địa để tiếp tục hạ giá, được hưởng chiết khấu 13% và chính sách giữ đồng NDT ở mức thấp hỗ trợ xuất khẩu.
Ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam cho biết, trong vòng 2 năm qua, thế giới có khoảng 100 vụ kiện thương mại liên quan đến ngành thép, và mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Mỹ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến ngành thép Việt Nam.
Tuy nhiên, mặt tích cực là dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng qua đó kỳ vọng nhu cầu nhà xưởng, kho bãi, bất động sản tăng kéo theo sự khởi sắc của ngành thép trong nước.
Theo tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam, trong hoàn cảnh như vậy, NS Bluescope Việt Nam đang cố gắng tạo ra các giá trị cho công ty bằng cách giới thiệu công nghệ đột phá và các dòng sản phẩm mới tập trung vào xu hướng công nghệ xanh để có hướng đi khác biệt. Ngoài ra, để tránh bị ảnh hưởng bởi các quy định áp thuế, NS Bluescope Việt Nam cũng cố gắng đa dạng các sản phẩm xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường mời và tiềm năng như Châu Phi, Caribe và Nam Mỹ.
Ngành nhựa, người tiêu dùng, người lao động có lợi, doanh nghiệp có cơ hội
Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Nhựa Rạng Đông cho biết, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang vừa tạo ra thách thức cho các nhà sản xuất nhựa trong nước phục vụ thị trường nội địa nhưng cũng có lợi cho người tiêu dùng và người lao động, đồng thời mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất nhựa xuất khẩu nhờ giá nguyên liệu đã giảm.
Cán cân xuất nhập khẩu của ngành nhựa Việt Nam với Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhỏ, Việt Nam là nước xuất siêu sản phẩm nhựa sang Hoa Kỳ (xếp thứ 17 tại Hoa Kỳ); giá trị lượng hàng nhựa, cao su của Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế đợt 24/09/2018 khoảng 10 tỷ USD.
Vì vậy, nếu Trung Quốc đem 10 tỷ USD hàng nhựa và cao su vào Việt Nam, thách thức cho các nhà sản xuất nhựa trong nước là không hề nhỏ.
Cụ thể, có làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp nhựa Trung Quốc, nhằm giảm chi phí lao động đang tăng cao của Trung Quốc, tránh bị áp thuế chống bán phá giá…. Theo ông Hồ Đức Lam, làn sóng chuyển dịch đầu tư ngành nhựa của Trung Quốc vào Việt Nam đã diễn ra trong 5-7 năm qua dưới hình thức vốn FDI và cả FII. Ông Lam dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục mạnh hơn trong thời gian tới.
Việt Nam trở thành điểm đến của doanh nghiệp nhựa Trung Quốc, một bộ phận nhỏ công nhân ngành nhựa Việt Nam hưởng lợi nhờ lương tăng do doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách tuyển dụng lực lượng lao động có tay nghề.
Người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận thêm nguồn cung sản phẩm nhựa với giá rẻ hơn, do doanh nghiệp Trung Quốc sẽ giảm giá để đẩy lượng hàng tồn kho tại thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp nhựa trong nước sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi phải cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Trung Quốc, khi họ gia tăng đầu tư để đội nhãn mác của Việt Nam, nhằm tránh đòn thuế của phía Hoa Kỳ ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài.
Ở thái cực khác, cơ hội cho ngành nhựa lớn khi các đơn hàng lớn từ Mỹ và EU đang tìm đến Việt Nam. Walmart hay Target đang chuyển dịch đơn hàng cho Việt Nam.
Ông Hồ Đức Lam cho biết thêm, giá đầu vào ngành nhựa đang giảm rất nhiều – hơn 20% so với đầu năm.
Một trong những lý do đến từ cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ. Cụ thể, do bị áp thuế nên giá tăng, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu dẫn đến việc nhập nguyên liệu vào Trung Quốc không còn thuận lợi, nên lượng nguyên liệu tồn lại rất nhiều. Việt Nam bấy lâu nay chỉ là kênh phụ trong hệ thống phân phối của các nhà sản xuất nguyên liệu nhựa. Vì vậy, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Để bảo vệ cho doanh nghiệp trong nước, ngoài những cố gắng từ phía doanh nghiệp, ông Lam cho rằng Chính phủ làm sao kiểm soát được việc nhập lậu qua biên giới; cần xem xét việc đánh thuế nhập khẩu nếu có dấu hiệu bán phá giá, đồng thời không cấp giấy phép đầu tư – giấy phép đăng ký kinh doanh cho những dự án sản xuất không đảm bảo thực hiện hơn 2/3 chuỗi quy trình sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ cũng nên thúc đẩy các hiệp ước tự do thương mại kiểu mới với châu Âu và các nước khác, đó cũng là cách giảm thiểu rủi ro – khi mà nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc.
Theo Hồng Quân
BizLive
Chiến tranh thương mại: Ngành Thép lao đao, ngành Nhựa nhiều cơ hội
Quyết định đánh thuế 25% đối với thép từ mọi khu vực vào Mỹ có hiệu lực từ tháng 5/2018 đã làm tăng khó khăn cho ngành thép Việt Nam. Trong khi đó, các đơn hàng lớn từ EU và Mỹ đang tìm đến doanh nghiệp nhựa Việt và giá nguyên liệu nhựa đã giảm 20% so với đầu năm.
Đây là những chia sẻ của các đại diện đến từ doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép và sản xuất nhựa có xuất khẩu tại Hội thảo “ Chiến tranh thương mại : Tương lai của doanh nghiệp sản xuất?” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp cùng Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam tổ chức cuối tuần qua.
Doanh nghiệp thép tạo ra sản phẩm khác biệt và tìm thị trường mới
Thép là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh thương mại, cụ thể là chịu ảnh hưởng từ mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Mỹ, cho phép Tổng thống Mỹ có thể áp dựng biện pháp hạn chế đối với hàng nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia mà không cần có sự chấp thuận của Quốc hội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ, quyết định trên đã có hiệu lực từ tháng 5/2018. Việt Nam là một trong những nước chịu mức thuế suất này.
Sau khi quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ có hiệu lực, giá thép vào Mỹ đã tăng trên 50% qua đó có lợi cho các nhà sản xuất thép và ảnh hưởng tiêu cực cho các ngành sử dụng thép tại Mỹ.
Đối với thép của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ bất lợi do Chính phủ Mỹ có những nghi vấn, điều tra một số sản phẩm thép mạ màu của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Vì vậy, thép Việt Nam có khả năng bị áp mức thuế chống bán giá 150%.
Liên minh châu Âu, Malaysia, Canada cũng đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Trong thời gian tạm thời 120 ngày, Malaysia đã áp mức thuế 15% lên thép màu Việt Nam. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu từ Trung Quốc. Điều này cho thấy, các nước đang gia tăng bảo hộ hàng thép sản xuất trong nước.
Trong khi đó, Trung Quốc có những chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất hạ giá thép như biên lợi nhuận các nhà sản xuất thép Trung Quốc còn dư địa để tiếp tục hạ giá, được hưởng chiết khấu 13% và chính sách giữ đồng NDT ở mức thấp hỗ trợ xuất khẩu.
Ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam cho biết, trong vòng 2 năm qua, thế giới có khoảng 100 vụ kiện thương mại liên quan đến ngành thép, và mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Mỹ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến ngành thép Việt Nam.
Tuy nhiên, mặt tích cực là dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng qua đó kỳ vọng nhu cầu nhà xưởng, kho bãi, bất động sản tăng kéo theo sự khởi sắc của ngành thép trong nước.
Theo tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam, trong hoàn cảnh như vậy, NS Bluescope Việt Nam đang cố gắng tạo ra các giá trị cho công ty bằng cách giới thiệu công nghệ đột phá và các dòng sản phẩm mới tập trung vào xu hướng công nghệ xanh để có hướng đi khác biệt. Ngoài ra, để tránh bị ảnh hưởng bởi các quy định áp thuế, NS Bluescope Việt Nam cũng cố gắng đa dạng các sản phẩm xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường mời và tiềm năng như Châu Phi, Caribe và Nam Mỹ.
Ngành nhựa, người tiêu dùng, người lao động có lợi, doanh nghiệp có cơ hội
Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Nhựa Rạng Đông cho biết, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang vừa tạo ra thách thức cho các nhà sản xuất nhựa trong nước phục vụ thị trường nội địa nhưng cũng có lợi cho người tiêu dùng và người lao động, đồng thời mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất nhựa xuất khẩu nhờ giá nguyên liệu đã giảm.
Cán cân xuất nhập khẩu của ngành nhựa Việt Nam với Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhỏ, Việt Nam là nước xuất siêu sản phẩm nhựa sang Hoa Kỳ (xếp thứ 17 tại Hoa Kỳ); giá trị lượng hàng nhựa, cao su của Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế đợt 24/09/2018 khoảng 10 tỷ USD.
Vì vậy, nếu Trung Quốc đem 10 tỷ USD hàng nhựa và cao su vào Việt Nam, thách thức cho các nhà sản xuất nhựa trong nước là không hề nhỏ.
Cụ thể, có làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp nhựa Trung Quốc, nhằm giảm chi phí lao động đang tăng cao của Trung Quốc, tránh bị áp thuế chống bán phá giá…. Theo ông Hồ Đức Lam, làn sóng chuyển dịch đầu tư ngành nhựa của Trung Quốc vào Việt Nam đã diễn ra trong 5-7 năm qua dưới hình thức vốn FDI và cả FII. Ông Lam dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục mạnh hơn trong thời gian tới.
Việt Nam trở thành điểm đến của doanh nghiệp nhựa Trung Quốc, một bộ phận nhỏ công nhân ngành nhựa Việt Nam hưởng lợi nhờ lương tăng do doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách tuyển dụng lực lượng lao động có tay nghề.
Người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận thêm nguồn cung sản phẩm nhựa với giá rẻ hơn, do doanh nghiệp Trung Quốc sẽ giảm giá để đẩy lượng hàng tồn kho tại thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp nhựa trong nước sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi phải cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Trung Quốc, khi họ gia tăng đầu tư để đội nhãn mác của Việt Nam, nhằm tránh đòn thuế của phía Hoa Kỳ ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài.
Ở thái cực khác, cơ hội cho ngành nhựa lớn khi các đơn hàng lớn từ Mỹ và EU đang tìm đến Việt Nam. Walmart hay Target đang chuyển dịch đơn hàng cho Việt Nam.
Ông Hồ Đức Lam cho biết thêm, giá đầu vào ngành nhựa đang giảm rất nhiều – hơn 20% so với đầu năm.
Một trong những lý do đến từ cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ. Cụ thể, do bị áp thuế nên giá tăng, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu dẫn đến việc nhập nguyên liệu vào Trung Quốc không còn thuận lợi, nên lượng nguyên liệu tồn lại rất nhiều. Việt Nam bấy lâu nay chỉ là kênh phụ trong hệ thống phân phối của các nhà sản xuất nguyên liệu nhựa. Vì vậy, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Để bảo vệ cho doanh nghiệp trong nước, ngoài những cố gắng từ phía doanh nghiệp, ông Lam cho rằng Chính phủ làm sao kiểm soát được việc nhập lậu qua biên giới; cần xem xét việc đánh thuế nhập khẩu nếu có dấu hiệu bán phá giá, đồng thời không cấp giấy phép đầu tư – giấy phép đăng ký kinh doanh cho những dự án sản xuất không đảm bảo thực hiện hơn 2/3 chuỗi quy trình sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ cũng nên thúc đẩy các hiệp ước tự do thương mại kiểu mới với châu Âu và các nước khác, đó cũng là cách giảm thiểu rủi ro – khi mà nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc.
Theo Hồng Quân
BizLive
Lượt xem: 1343
| Ngày: 29/11/2018 10:53:am
Gửi bởi: Admin
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY TNHH 1DEPOT
GPKD & Mã số thuế: 0318370179
Địa chỉ: 778 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Email: Contact@1depot.com
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY TNHH 1DEPOT
GPKD & Mã số thuế: 0318370179
Địa chỉ: 778 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Email: Contact@1depot.com
Các chính sách
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY TNHH 1DEPOT
GPKD & Mã số thuế: 0318370179
Địa chỉ: 778 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Email: Contact@1depot.com