Gửi bởi: Lê Như Quyết Ngày: 26/09/2024 08:53:am Lượt xem: 193
Có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành bán hàng cho các Khu công nghiệp. Trong số đó, rất nhiều doanh nghiệp được định nghĩa là các khu chế xuất.
1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất là loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ việc xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Căn cứ theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP cho biết, doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất và sẽ được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với những khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan sẽ là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp chế xuất
Tóm lại, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Doanh nghiệp sẽ hoạt động tại khu chế xuất.
Cần phải khai báo với cơ quan hải quan để có thể trở thành doanh nghiệp chế xuất.
Quan hệ mua bán với các doanh nghiệp chế xuất là quan hệ xuất nhập khẩu tương tự với việc mua bán hàng hóa ra nước ngoài.
3. Quy định về hóa đơn sử dụng khi bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ vào điểm c, d, khoản 1, điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có quy định:
“Điều 8. Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
Như vậy, Khi có nghiệp vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp bắt buộc phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho phần doanh thu này.
4. Thời điểm lập hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm là khi nào?
Thời điểm lập hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm được giải thích rõ tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 như sau:
Từ ngày 01/7/2022, thời điểm lập hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm và trường hợp xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
5. Quy định về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khi xuất hóa đơn cho doanh nghiệp chế xuất
Thuế suất thuế giá trị gia tăng khi bán hàng vào khu chế xuất được quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng như sau:
5.1 Các trường hợp được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%
5.2 Thủ tục hải quan để được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%
Để hưởng thuế xuất VAT 0% phải làm thủ tục hải quan:
Tờ khai hải quan đối với các loại hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra hoặc giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với các cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm về phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu để đóng gói cứng sẽ được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, các cơ sở kinh doanh sẽ phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường.
Riêng các trường hợp sau đây sẽ không cần tờ khai hải quan:
Đối với các cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, các phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan. Các cơ sở kinh doanh sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ và phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
Hoạt động xây dựng hoặc lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong các khu phi thuế quan.
Các cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất bao gồm: lương thực và thực phẩm, hàng tiêu dùng sinh hoạt (bao gồm cả các đồ bảo hộ lao động như: quần, áo, mũ, giầy, ủng hay găng tay).
Do đó, để được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% thì khi cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp thuộc khu chế xuất thì cần phải thực hiện tờ khai hải quan.
Doanh nghiệp chế xuất là gì
Có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành bán hàng cho các Khu công nghiệp. Trong số đó, rất nhiều doanh nghiệp được định nghĩa là các khu chế xuất.
1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất là loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ việc xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Căn cứ theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP cho biết, doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất và sẽ được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với những khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan sẽ là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp chế xuất
Tóm lại, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Doanh nghiệp sẽ hoạt động tại khu chế xuất.
Cần phải khai báo với cơ quan hải quan để có thể trở thành doanh nghiệp chế xuất.
Quan hệ mua bán với các doanh nghiệp chế xuất là quan hệ xuất nhập khẩu tương tự với việc mua bán hàng hóa ra nước ngoài.
3. Quy định về hóa đơn sử dụng khi bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ vào điểm c, d, khoản 1, điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có quy định:
“Điều 8. Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
Như vậy, Khi có nghiệp vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp bắt buộc phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho phần doanh thu này.
4. Thời điểm lập hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm là khi nào?
Thời điểm lập hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm được giải thích rõ tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 như sau:
Từ ngày 01/7/2022, thời điểm lập hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm và trường hợp xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
5. Quy định về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khi xuất hóa đơn cho doanh nghiệp chế xuất
Thuế suất thuế giá trị gia tăng khi bán hàng vào khu chế xuất được quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng như sau:
5.1 Các trường hợp được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%
5.2 Thủ tục hải quan để được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%
Để hưởng thuế xuất VAT 0% phải làm thủ tục hải quan:
Tờ khai hải quan đối với các loại hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra hoặc giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với các cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm về phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu để đóng gói cứng sẽ được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, các cơ sở kinh doanh sẽ phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường.
Riêng các trường hợp sau đây sẽ không cần tờ khai hải quan:
Đối với các cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, các phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan. Các cơ sở kinh doanh sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ và phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
Hoạt động xây dựng hoặc lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong các khu phi thuế quan.
Các cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất bao gồm: lương thực và thực phẩm, hàng tiêu dùng sinh hoạt (bao gồm cả các đồ bảo hộ lao động như: quần, áo, mũ, giầy, ủng hay găng tay).
Do đó, để được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% thì khi cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp thuộc khu chế xuất thì cần phải thực hiện tờ khai hải quan.
Lượt xem: 193
| Ngày: 26/09/2024 08:53:am
Gửi bởi: Lê Như Quyết
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY TNHH 1DEPOT
GPKD & Mã số thuế: 0318370179
Địa chỉ: 778 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Email: Contact@1depot.com
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY TNHH 1DEPOT
GPKD & Mã số thuế: 0318370179
Địa chỉ: 778 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Email: Contact@1depot.com
Các chính sách
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY TNHH 1DEPOT
GPKD & Mã số thuế: 0318370179
Địa chỉ: 778 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Email: Contact@1depot.com