bars
Sản phẩm Giấy nhám tờ (76)
Về Giấy nhám tờ

1. Giấy nhám là gì?

   Giấy nhám hay còn gọi là giấy ráp (Tên tiếng Anh là sandpaper/glass paper) là vật liệu có tác dụng làm mài mòn các bề mặt sản phẩm từ gỗ, nhựa, kim loại,… Được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động thường ngày và các ngành công nghiệp.

Báo giá giấy nhám chà tường, xả tường bao nhiêu tiền?

   Ngày nay, bên cạnh việc chà nhám bằng tay thì cũng đã xuất hiện các dụng cụ máy chà nhám bằng tay. Máy chà nhám bằng tay giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm được thời gian. Có thể nói rằng, giấy chà nhám là một sự thay thế hữu hiệu và tiện ích cho các loại đá mài được sử dụng như trước kia.

2. Cấu tạo của giấy nhám

   Giấy nhám được cấu tạo từ 3 thành phần chính, bao gồm:

  • Hạt nhám: Còn gọi là hạt mài, là thành phần cấu tạo chính tạo nên giấy nhám. Đây còn là thành phần tạo ra chức năng chính của nó. Hiện nay, hạt nhám có nhiều loại như đá lửa, Garnet, Emery, Oxit nhôm, Alumina-zirconia.
  • Keo dính: Có tác dụng chính giúp cố định các hạt đá trên lớp nền.
  • Lớp nền: Thường biết đến với tên gọi là giấy hoặc vải. Tùy vào thành phần lớp nền mà có tên gọi khác nhau. Nếu là giấy thì người ta gọi là giấy nhám, nếu là vải thì được gọi là vải nhám. Nhiệm vụ chính của lớp nền là dùng để chứa hạt nhám.

3. Công dụng của giấy nhám 

- Giấy nhám có tác dụng mài mòn

   Với cấu tạo từ các hạt cát, giấy nhám đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mài mòn vật liệu. Nó có thể thực hiện trên nhiều bề mặt khác nhau như chà tường, sắt, gỗ hoặc kim loại,.. Giúp dễ dàng loại bỏ lớp thô ráp của bề mặt và giúp cho bề mặt được phẳng hơn, chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo. Giấy nhám còn được sử dụng trong việc loại bỏ lớp sơn cũ để có thể sửa chữa, sơn lại lớp sơn mới.

   Ngoài ra, trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám còn giúp mài vẹt tròn những góc cạnh. giúp cho các sản phẩm được tròn hơn và dễ dàng thực hiện các thao tác. Các hạt Grit cấu tạo trên bề mặt giấy nhám giúp giấy nhám thực hiện được chức năng này.

- Tác dụng đánh bóng, đánh thô bề mặt

   Trên thực tế, giấy nhám còn có công dụng đánh bóng bề mặt kim loại rất tuyệt vời. Tại các cơ sở sản xuất hiện nay, người ta dùng giấy nhám để làm bóng các vật liệu và gia tăng độ ma sát, mềm mịn của các bề mặt vật liệu.

   Sau khi hoàn thành xong công đoạn đánh bóng, chúng ta mới tiếp tục thực hiện các công đoạn sơn, vecni bảo vệ,… Từ đó, sản phẩm được tô điểm bằng các màu sơn mới, hạn chế tình trạng mối mọt hoặc bị rỉ sét.

Bảng Giá Giấy Nhám Matador Chính Hãng Giá Tốt Nhất - PAC Việt NamGiấy nhám đánh bóng gỗ - SVG - Supplier of Vietnamese's GoodsCác ứng dụng phổ biến của giấy nhám thường thấy hiện nay – Công ty TNHH TM  Trường Thịnh Sài Gòn

4. Cách dùng giấy nhám 

   Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giấy nhám được sản xuất với những tiêu chuẩn khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng của mỗi ngành. Nhiều loại giấy nhám được sản xuất đặc dụng ở trạng thái hoặc khô hoặc ướt, cũng có nhiều loại giấy nhám có thể sử dụng đồng thời cùng khô và ướt, với độ hạt khác nhau, mang lại hiệu quả khác nhau cho sản phẩm.

   Đối với giấy nhám khô, bạn sẽ dùng giấy nhám chà trực tiếp nên các bề mặt cần chà nhám. Còn bạn có thể sử dụng kiểu chà nhám ướt bằng cách để mặt cần chà nhám xuống vòi nước đang chảy (nhỏ), rồi chà nhám trực tiếp.Hoặc là nhúng miếng giấy nhám vào nước rồi vò nát, lấy nước làm ướt phần cần chà, rồi dùng giay nham chà nhẹ bề mặt. Sau đó lấy miếng bông mềm hoặc khăn ẩm lau sạch những hạt mùn đi. Cách chà ướt thường được sử dụng trong công nghiệp sơn ôtô, giúp đánh bóng bề mặt cần sơn, thường được gọi là mài matit, mài lót sơn, giúp bề mặt sản phẩm được phẳng, lớp sơn không bị rộp, chảy,…

   Giấy nhám hiện nay đã trở thành một vật dụng quen thuộc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Được sử dụng như một công cụ đa năng để mài mòn các bề mặt thô ráp, rỉ sét hoặc để loại bỏ một lớp vật liệu trên bề mặt.

5. Lưu ý khi sử dụng giấy nhám

  • Chọn giấy nhám phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Nhằm có thể phát huy được công dụng của giấy nhám cũng như gia tăng năng suất công việc và tiết kiệm được chi phí.
  • Nếu thao tác thủ công, người thực hiện cần phải trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ lao động. Bao gồm: Găng tay, kính chống bụikhẩu trang.
  • Trong trường hợp thao tác bằng máy: Cần đảm bảo các khớp nối của máy đã đủ chặt. Sao cho các bộ phận không bị văng ra ngoài và gây ra các tai nạn lao động, tổn thương đến sức khỏe và tính mạng của người thực hiện.